Mục lục bài viết [hide]
Khác với việc nuôi gà thương phẩm việc nuôi gà chọi phức tạp và mất công hơn rất nhiều. Từ khi chọn giống, thức ăn cho gà chọi cách huấn luyện đòi hỏi sư kê phải bỏ rất nhiều công sức. Nuôi con gà từ nhỏ tới lớn chỉ chờ ngày có thể mang đi đá, cho nên việc chăm sóc cho gà những ngày này rất quan trọng, ảnh hưởng phần nào đến việc giành chiến thắng. Hãy cùng Dagachoi.tv tìm hiểu hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Thời gian chăm sóc gà chọi và những lưu ý trước ngày đi đá
Thời gian chăm sóc gà trước ngày đi đá thương là vào khoảng 10 đến 15 ngày tùy thuộc vào cách chăm của mỗi người. Vào thời gian này gà sẽ được chăm sóc một cách đặc biệt hơn những ngày bình bình thường. Sau đây là một số lưu ý khi chăm sóc gà trước ngày đi đá.
Không cho trống đạp mái
Gà trống cho đạp mái thế nào cũng “lỏng gối”, yếu sức, nên con gà đá độ không ai cho cản mái. Mỗi lần thả là mỗi lần phải coi chừng, không cho trống mái xáp lại gần nhau.
Gà đạp mái
Cho gà quần sương vào mỗi buổi sáng
Buổi sáng nào tốt trời cũng nên thả gà quần sương ở sân, ở vườn để gà chạy nhảy cho giãn gân cốt.
Khoảng tám chín giờ sáng đem bội ra sân cho gà chạy lồng khoảng một giờ rồi bồng gà vào nghỉ. Có thể nửa giờ thay đổi con trong ra ngoài, con ngoài vô trong. Hoặc hôm nay con này chạy trong, ngày mai để nó chạy ngoài…
Luyện tập cho gà hàng ngày
Giữa chiều tập luyện bằng cách “nhồi gà” hay xổ sơ qua để gà dai sức. Nhồi gà là cách luồn tay xuống lườn gà rồi nâng lên cao khoảng vài ba tấc. Cứ nhẹ tay nhồi lên nhồi xuống như vậy chừng năm bảy lần, sau đó thình lình buông tay ra cho gà rơi xuống đất. Cách tập này tạo cho gà biết phản ứng nhanh, đồng thời cũng tiêu hao bớt mỡ. Tập như vậy nửa giờ là gà đủ mệt và cho nghỉ.
Tập luyện cho gà
Còn xổ sơ qua mươi lăm phút là để chân gà khỏi bị tù túng, gân cốt được dẻo dai hơn. Xổ trong trường hợp này phải bịt cựa, bịt mỏ để tránh gây thương tích.
Vào nghệ cho gà
Phải vô nghệ, phải dầm cẳng và không quên cữ uống nước khuya.
Chương trình tập luyện thường chỉ có vậy, và tập mãi từ ngày này sang ngày khác...
Theo dõi tình trạng sức khỏe của gà
Ta phải theo dõi sức khỏe của gà thường xuyên, nhất là những ngày cuối cùng. Theo dõi sức khỏe bằng cách:
- Coi gà ăn uống ra sao, có gì bất thường không? Thức ăn mốc meo, nước uống dơ bẩn phải đổ bỏ và cho ăn bổ dưỡng hơn...
- Mỗi tối lén vào chuồng gà, hay ngồi ngoài bội xem gà ngủ có ngon giấc không. Nếu gà ngủ mê mệt thì hôm sau bớt tập luyện lại. Nếu tiếng ngáy của gà khò khè thì hôm sau phải cho gà uống nước cam thảo để “thông cổ hạ đàm”. Ngoài ra ta còn phải quan sát xem phân gà có tốt hay không. Phân tốt là phân vón cục, khô. Nếu cận ngày đá mà gà tiêu phân không tốt như phân lỏng, phân cò (màu trắng như vôi) hoặc phân xanh, phân có lẫn máu thì dứt khoát không ôm ra trường đấu - Mỗi sáng sớm, ta nên lắng tai nghe gà gáy để xem giọng gáy ra sao. Gà mạnh khỏe thì siêng gáy, giọng lớn có âm vang. Gà bệnh thì biếng gáy, giọng khàn hoặc nhỏ. Nếu sáng sớm nằm trên giường không nghe gà gáy thì... sức khỏe của gà“đã có vấn đề”.
Chế độ dinh dưỡng trong quy trình chăm sóc gà chọi trước khi đá
Việc bổ sung thức ăn cho gà chọi đúng cách bao gồm 2 loại: thức ăn thường và thức ăn bổ dưỡng. Bạn có thể tham khảo và duy trì theo cách dưới đây.
Với thức ăn thường
Thức ăn thường cho gà chọi trước khi đá chính là lúa thóc và gạo. Nhưng bạn không thể cho chúng ăn lúa trực tiếp như các loại gà nuôi thông thường khác. Các loại lúa cho gà ăn phải được đãi sạch trấu. Sau đó ngâm nước đến khi mọc mầm. Hoặc đã được nấu chín, sau đó mang ra phơi nắng cho khô.
Thóc ngâm
Cần kết hợp và bổ sung các loại thức ăn cho gà chọi một cách hợp lý
Nhiều người còn cầu kỳ hơn: nấu chín, rắn men, phơi sương qua đêm, phơi khô rồi mới cho ăn. Bởi khi làm vậy, gà thường sẽ chắc thịt, giúp gà chọi sung sức trong các trận đấu.
Với thức ăn bổ dưỡng
Ngoài việc nuôi gà chọi trước khi đá bằng các thức ăn thường thì bạn nên bổ sung thêm dưỡng chất cho gà chọi bằng những loại thức ăn bổ dưỡng hơn.
Tho chế độ khoa học thì với chu kỳ khoảng 2 – 3 ngày, bạn cho gà chọi ăn thêm lòng đỏ trứng gà, thịt bò,… Hoặc cá sống không để máu tươi và các loại rau như cà chua, đậu đỗ.
Với các loại thức ăn dinh dưỡng này thì bạn có thể cho chúng ăn bất cứ lúc nào. Nhưng tránh việc ăn no khi gần đến bữa chính. Vì như thế thì gà sẽ không có hứng thú ăn lúa nữa.
Với cách chăm sóc gà chọi trước khi đá như trên thì gà chiến của bạn sẽ sớm chiến thắng. Đem về những vinh quang cho chủ nhân đã “dày công” nuôi dưỡng và chăm sóc chúng.
Chăm sóc gà đá độ như chăm sóc một con ngựa đua hay một anh võ sĩ sắp đến ngày thượng đài, có những điều phải kiêng khem để giữ gìn sức khỏe tối đa, và nhất là tránh mọi thương tật: võ sĩ thì đôi tay, ngựa đua thì bốn vó, con gà nòi thì cặp cán và cái mỏ, vì đó là khí giới của nó…
Kết Luận
Trên đây là những chia sẻ của dagachoi.tv về cách chăm sóc gà nòi trước ngày đá có hiệu quả cao theo kinh nghiệm của các sư kê lão luyện. Với cách nuôi gà trước khi đá này chủ yếu là chế độ dinh dưỡng và tập luyện. Đồng thời sư kê phải quan sát gà của mình mỗi ngày, nếu thấy tình trạng đi ngoài phân lỏng thì cần phải tìm cách điều trị ngay.