Cách lựa chọn giống gà nòi tốt để đá thông qua ngoại hình bên ngoài

30-05-2024 Người viết: Trần Văn Đạt
Chọn ngoại hình gà nòi là cách chọn tướng gà qua diện mạo, thần sắc, vóc dáng, các phần bên ngoài cơ thể cùng tướng đi đứng.

Lựa chọn ngoại hình loài gà nòi theo cách chọn tướng gà qua diện mạo, thần sắc, vóc dáng, các phần bên ngoài cơ thể cùng tướng đi đứng. Đây là điều rất khó đối và cần thiết với những ai chưa có kinh nghiệm trong việc nuôi gà nòi. 

Chọn theo vóc dáng gà nòi

Theo thể hình bên ngoài

Chỉ cần gà đứng trước mặt hoặc đi qua đi lại là ta có thể ước lượng được con gà này thuộc vào trang  nào, sắc lông ứng với ngũ hành ra sao, tướng đi đứng của nó như thế nào… Những  đặc điểm đó hợp với sở thích của mình thì có thể chọn nuôi, còn ngược lại thì bỏ.

Vóc dáng của Gà nòi
Chọn gà nòi qua vóc dáng

Theo đầu, cổ


Xét về tướng gà thì phần đầu rất quan trọng, tài nghệ gà giỏi dở ra sao đều thể hiện rõ nét qua phần đầu. Do đó khi xem tướng gà mười người như một đều chú ý rất kỹ đến phần đầu gà . Đầu gà bao gồm nhiều chi tiết cần phải xem xét tỉ mỉ.


Đầu gà:

So với thân gà, nhất là cổ (cần) gà , thì phần đầu không nên to quá , và cũng không được nhỏ quá . đầu gà phải có sự tương xứng với nhau mới hợp . Tránh chọn cần nhỏ mà đầu lại quá to vì gà này không lẹ đòn được .

Lựa chọn gà đá theo đầu gà nòi
Đầu của gà nòi


Mặt gà nòi có nhiều dạng , ở đây chúng tôi chỉ xin trình bày những nét chính:

 

  • Mặt chữ điền: Đa số gà đòn đều có gương mặt chữ điền, là khuôn mặt vuông , trông quắc thước, bặm trợn . Khuôn mặt này mà đi với cái cần lớn thì rất hợp . Hầu hết nghệ nhận nuôi gà đều chuộng mặt này .
  • Mặt tròn: Gà mặt tròn, đòn cựa đều có nhiều. Gà có khuôn mặt này lanh lợi, cần thường trung bình, cũng được nhiều người chọn nuôi.
  • Mặt dài: Gà mặt dài đa số là gà cựa, thường cũng lanh lẹ.
  • Mặt chữ nhật: Gà mặt chữ nhật, khuôn mặt cũng tựa như gà mặt dài, thường cũng lẹ mắt, né đòn giỏi, lên cũng được nhiều người chọn nuôi .
  • Mặt tam giác: Gà này mặt nhỏ, đa số là gà cựa, rất lẹ mặt, né đòn giỏi, đá hay.
  • Mặt ó: Gà mặt ó trông bặm trợn, lanh lẹ hơn các khuôn mặt gà kể trên. Mặt gà đa dạng nhưng khuôn mặt chỉ ảnh hưởng một phần nào đó đến tài nghề của gà mà thôi. Cần có sự phối hợp vài bộ phận khác, nhất là mắt thì mặt gà mới tăng thêm phần lợi hại.
  • Mắt gà :  “ Mắt sâu mặt lẹ ” đó là điều người nuôi gà nào cũng thuộc nằm lòng. Mắt gà có nhiều loại, nhưng những loại sau đây là mắt tốt, ta nên chọn nuôi:
  • Mắt thau: Mắt màu vàng, con ngươi nhỏ là mắt gà dữ mới có. Mắt thau không hiếm thấy, và được ưa chuộng nhất .
  • Mắt bạc: Đây không phải là một loại mắt trắng dã (gà tồi) mà là mắt trắng trông như có ánh bạc. Gà mắt này tốt hạng nhì, cũng được nhiều người tìm nuôi.
  • Mắt ếch: Loại mắt này to, nhưng đòi hỏi phải sâu và có thần khí mới tốt.
  • Mứt hạt cau: Các loại mắt màu vàng, bạc hay hồng mà có nhiều tia máu nhỏ tủa ra như một quả cau là mắt của gà dữ. 

Các loại mắt đen, đỏ đều là mắt của gà tồi không nên nuôi. Mắt gà phải sâu (không lộ) và mí mắt phải mỏng mới tốt.

 Gà mà hai mắt hai màu khác nhau là gà linh, dữ lắm. Cũng như gà độc nhãn long, tức là bẩm sinh chỉ có một mắt cũng được xếp hạng là gà linh, tốt nhất nhưng hiếm thấy.

Chọn gà nòi đá theo lưỡng nhãn
Gà lưỡng nhãn

 

Mắt gà dữ là mắt có thần sắc, linh lợi, nhanh nhẹn, lâm trận sẽ né và trả đòn giỏi, biến thế cũng rất nhanh.
Mỏ gà: Mỏ gà là thứ vũ khí lợi hại, vì nhiệm vụ của nó là cắn , mổ, gắp, rỉa da, thịt và lông của địch thủ. Vì vậy mỏ cần phải mạnh,chắc. Khi đá mà mỏ bị thương do đá trúng đến nỗi phải … rớt mỏ thì gà rất đau đớn và phần thua đã nắm chắc trong tay.
Do đó khi chọn tướng gà ta lên chú ý đến dạng mỏ của chúng. Mỏ gà phải to và ngắn, chót mỏ hơi quặp xong như vậy mới có thể mạnh. Mỏ này đi đôi với đầu xà (đầu rắn) đỉnh hơi bằng mới tốt. Mỏ gà màu ngà tốt nhất, kế đến là màu chì, hoặc đen lem (tức là trắng đen lẫn lộn ).

Nuôi gà nòi nên chọn những gà có mồng nhỏ và tẹt mới tốt vì loại mồng này không phải là điềm cắn mổ lí tưởng của gà đối thủ.
Gà nào mồng gà quá cao như mồng là lên loại bỏ. Mồng gà là nơi rất nhạy cảm, nếu bị mổ vào thì rất đau đớn. Có nhiều người dùng dao lam cắt mồng cho sát xuống, nhưng điều này không nên làm vì sẽ mất nhiều máu khiến gà mất sức. 

Theo cần


Cần gà tức là cổ gà, là vị trí bị “hứng” đòn nhiều nhất khi đá, vì vậy ta nên chọn gà có cần to, chắc khỏe mới tốt. Muốn cần to phải cho uống nước đêm.
Cổ gà cũng có nhiều dạng, sau đây là những dạng tốt lên chọn nuôi:


Cần cổ gà nòi
Cần (cổ) gà là yếu tố quan trọng để chọn lựa gà nòi tốt

 

  • Cổ liền: Đây là loại cổ cứng nhất, chắc nhất, không dễ gì khi đá bị gãy cần. 
  • Cổ liền là loại cổ mà các khớp ở gần cổ liền lạc khít khao với nhau tay rờ gần như không thấy “thấy” khớp.
  • Khác với cổ liền là cổ rời (yếu, không nên nuôi).
  • Cổ tròn: Loại cổ này tròn như một cái ống, dài ngắn tùy con, nhưng nếu to mới tốt. Cổ tròn cũng như cổ liền, có cần cứng chắc chắn .
  • Cổ dẹp: Cổ dẹp nhìn ngang rất to bản, lực cũng mạnh nhưng thua cổ liền.

Lườn gà

Là cần phải phẳng , mỏng không bè ra mới tốt. Loại lườn đó gọi là “lườn tàu ”,
giúp gà có nội lực mạnh. Gà lườn vẹo nên loại bỏ vì không có nước bền.

Ghim

Là hai cái xương nhỏ nhô ra hai bên hậu môn. Nên chọn gà ghim khít, chứ không nên chọn nuôi gà ghim hở. Ghim khít là khi ta đút ngón tay út vào giữa hai ghim không lọt. Gà như vậy thường thế đá sỏ, mé rất lợi hại.Gà ghim hở khi đá hai chân dạt ra lên thường hụt đòn. Hai ghim này phải nhô bằng nhau mới tốt. Nếu ghim cao ghim thấp thì trước sau cũng bị đui một mắt.

Chân gà


Chân gà là thứ vũ khí lợi hại nhất của gà nòi. Xét chung, chân phải cứng cáp, khỏe mạnh,không dị tật mới được chọn nuôi. Nên chọn chân vuông, chậu nhỏ vừa đá đòn đau vừa xoay xở nhanh.


Chân gà nòi là thứ vũ khí lợi hại của loại gà đá
Chân gà là thứ vũ khí lợi hại của gà chọi

Quan trọng hơn cả là xem kỹ vảy cả đôi chân xem có nhiều vảy tốt hay không (chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở phần sau).
Mặt khác lên quan sát các ngón chân gà: Ngón chưa phải 19 vẩy trở lên,các ngón nội ngoại phải hơn 14 vẩy mới tốt.Các móng cũng phải đầy đủ không có dị tật, vì đó cũng là thứ lợi hại, chẳng hạn móng của ngón thới của gà dữ cũng được coi là một cái cựa phụ giúp gà tăng thêm sát thương đối với đối thủ của mình. Chăm sóc bộ móng cũng như chăm soc cạp cựa vậy.

Tướng đi, đứng


Đa số gà nòi đều có tướng võ, ít tướng văn. Nhiều người cho tướng văn là phá tướng nhưng thực tế cho  thấy gà  có tướng văn không phải gà tồi, thường có những đòn độc và gặp may mắn nên được nhiều người chọn nuôi. Có điều gà tướng văn trông không oai phong như gà tướng võ,khi nó đi đứng hoặc diễu võ dương oai.
Gà tướng võ thì đa số vóc dáng cao to , bặm trợn. Khi đi cũng như lúc đứng dáng vẻ nghênh ngang, mắt la mày liếc, thỉnh thoảng quạt cánh đôi ba cái đồm độp rồi cất tiếng gáy vang, miệng thì liên hồi túc mái …
 Gà tướng văn tuy vóc dáng cao to, nhưng cử chỉ điềm đạm hơn, ít xông xáo hơn . Khi đứng thường có thế “đứng giọt mưa”, phần vai nhô cao trong khi lưng xuôi dần xuống tạo thành độ dốc như hạt mưa rơi xuống vậy. Còn khi đi thì bước chân khoan thai, nhẹ nhàng theo thế “bốc muối quăng xa ” . Cái chân bước tới vừa cất lên,thì cả bốn ngón chụm lại, và khi chân sắp chạm đất thì bốn ngón lại bung rộng ra … Cái tướng này nó giống như một bàn tay người nào đó bốc một nhúm muối rồi quăng ra xa vậy . Gà tướng văn không phải là phá tướng mà chính đó là tướng tốt chỉ những gà linh hay gà thật dữ mới có.

Tướng ngủ 

Gà nòi tuy thân xác nặng nề nhưng lại thích ngủ nơi cao ráo chứ không thích nằm xuống đất. Nên gác một cầu đậu trong chuồng, trong bội cho gà nằm ngủ.

Gà nòi Tử mị
Với tác phong nhanh nhẹn gà Tử Mị mang đến những thế đá đặc sắc

 

Thông thường khi ngủ gà nằm trên cầu đậu, đầu rút vào cánh đuôi xụp lơ. Nhưng có con có cách ngủ khác thường như gà tử mỵ(tử mỵ có nghĩa là chết giả ). Gà tử mỵ khi ngủ hai cánh xòe ra, đầu chúi xuống đất, cứ thế mà ngủ say mê chẳng khác gì một con gà đã chết .
 Đây là loại linh kê, ngàn con mới có một. Có con khi ngủ thì đứng chỉ một chân (chân kia co rút lên ) y như loài cò vạc, nên được gọi là gà cò hoặc gà cò cò.
Có loài khi ngủ thì đầu chúi vào cánh, nhưng lông lưng và lông đuôi đề xù lên như sợ hãi hay cảm lạnh (gà nhím). Đó là  do tật của gà như vậy .
Thường những con có tật có tài. Cái tài của nó hay đến mức nào còn tùy thuộc vào những tướng khác của nó phối hợp lại .

Giọng gáy


Tiếng gáy của gà nòi cũng như giọng nói của con người, nó biểu lộ hùng khí và nội lực sẵn có ở trong mình.
Người có giọng nói to, dõng dạc, khúc chiết,mach lạc, trước hết là người tự tin ở nǎng lực của mình trước đám đông. Con gà cũng vậy, chỉ cần nghe qua tiếng gáy của nó ta cũng phần nào đoán biết sự hay dở của con gà đó ra sao rồi.
Gà nòi phải có tiếng gáy to, gắt và ngắn mới tốt. Chỉ cần cất lên bốn tiếng “Ò...Ó...O...O” là đủ. Gà nòi mà giọng dài lê thê như gà Kiến, như gà Tàu,gà Tre là gà tồi, đòn thê giỏi lắm cũng lẹt đẹt mức trung bình chứ không dễ gì ăn ai!

Tiếng gáy của gà nòi vào buổi sáng

Tiếng gáy gà nòi vào buổi sáng

Giọng gáy có thể chấp nhận được là phần đẩu gáy to, gắt, ngắn nhưng tiếp theo sau lại có tiếng rít nho nhỏ kéo dài ra. Gà có giọng gáy này vẫn được coi là gà lì đòn, gan dạ.
Giọng gáy được người đời đánh giá là quý tướng là loại gà linh. Gà linh có giọng gáy khác thường (gà lưỡi rùa), giọng vừa nhỏ vừa ngọng gáy nghe không hay ho gì cả.
 Sở dī gà này gáy giọng như vậy vì lưỡi nó rất ngắn, tưởng chừng như bị thụt sâu vào, hoặc là không có lưỡi. Gà này rất ít gặp, tương truyền loại gà này lúc nào cũng tái mặt như gà thiến, hai mắt và hai chân đều không cùng màu với nhau. Trông dáng thiểu não như vậy, nhưng khi ra trường thì đối thú vừa gǎp mǎt đã bỏ chạy chịu thua.


Trên đây là toàn bộ kiến thức được đúc kết từ nhiều năm qua nhiều thế hệ được truyền lại từ các sư kê nổi tiếng có kinh nghiệm lâu năm trong giới chơi gà nòi. Khi đọc xong bài viết này các bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản để có thể chọn được cho mình những chiến kê ưng ý nhất đẹp nhất mang đi thi đấu giành được nhiều chiến thắng