Mục lục bài viết [hide]
- Tìm hiểu gà lôi và đặc điểm
- Cách thức chọn giống gà lôi đạt chất lượng cao
- Hướng dẫn cách làm chuồng gà và chọn thức ăn đúng cách
- Cách thức làm chuồng trại đúng chuẩn cho gà
- Cách chọn thực phẩm đúng cách theo ngày tuổi cho gà lôi
- Kinh nghiệm phòng bệnh cho gà lôi đúng cách
- Cách vệ sinh chuồng trại đảm bảo an toàn cho gà lôi
- Kế hoạch tiêm vắc xin cho gà lôi theo từng giai đoạn
- Lời Kết
Gà lôi hay còn gọi gà Tây là một giống gà phổ biến trong kinh doanh chăn nuôi bởi hiệu suất kinh tế cao, được nhiều người ưa chuộng. Mọi người khi nắm vững kỹ thuật nuôi thì sẽ có thể mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình. Bài viết sau sẽ chia sẻ các kỹ thuật và kinh nghiệm quan trọng trong việc chăm sóc dòng này chi tiết qua bài viết sau.
Tìm hiểu gà lôi và đặc điểm
Gà lôi có nguồn gốc xuất phát đến từ châu Mỹ và nhanh chóng được nhân giống rộng rãi trên toàn thế giới và cả ở tại nước ta. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của dòng này chính là việc sở hữu một bộ lông màu xám đen hoặc xám trắng đặc trưng, thậm chí một số khác lại sở hữu lông màu trắng buốt. Trong đó, con trống thường thu hút sự chú ý với bộ lông đầy sặc sỡ, mào và tích đều dài.
Thời điểm mà người nuôi có thể thu hoạch gà là khi đã bước vào giai đoạn trưởng thành từ 28 đến 30 tuần tuổi. Bởi lúc này thì chúng đã đạt tới trọng lượng khoảng 5 đến 6kg mỗi con, thích hợp để đem bán.
Mỗi lần để thì một con gà mái thường có khoảng 10 đến 12 quả trứng và trọng lượng mỗi quả dao động từ 60 tới 65 gram. Thời gian ấp trứng của gà lôi sẽ mất trung bình khoảng 28 đến 30 ngày. Người nuôi nếu như tuân thủ một cách chuẩn xác về tỷ lệ thiết kế chuồng trại kết hợp chăm sóc đúng chuẩn thì tỷ lệ trứng nở sẽ đạt đến con số lý tưởng là 70%.
Mỗi năm, một con gà mái sẽ có thể sản xuất từ 70 đến 80 quả trứng. Bên cạnh đó, dòng này còn cung cấp chất lượng thịt cao với tỷ lệ dinh dưỡng lẫn protein cao, giúp mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi.
Tìm hiểu gà lôi và đặc điểm
>> Xem thêm: Cách trị dứt điểm gà bị ốm trong teo lường
Cách thức chọn giống gà lôi đạt chất lượng cao
Khi mọi người tiến hành lựa chọn giống và muốn phải thật chất lượng để nuôi được hiệu quả thì cần phải dựa vào một số đặc điểm về ngoại hình để phân biệt dễ dàng. Theo đó, các bạn hãy chú ý tìm những chú gà sở hữu các đặc điểm sau:
- Gà lôi cần còn vòng bụng vừa vặn, không quá bị tròn hay nhô lên cao.
- Rốn của gà cần phải đều và không xuất hiện dấu hiệu của sự lồi lõm hay biến dạng.
- Mắt của gà nên trông sáng, lớn và không có dấu hiệu mờ mờ hay khó nhìn.
- Cánh nên nằm gần thân gà lôi mà không bị lõm ra hoặc nghiêng.
- Chọn những chú gà có cách đi hoạt bát, sẵn sàng di chuyển và khám phá môi trường xung quanh.
- Gà cần có khả năng di chuyển bình thường, không có vấn đề về chân hoặc cựa.
- Đảm bảo rằng con gà không có bất kỳ dị tật nào ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chúng.
Hướng dẫn cách làm chuồng gà và chọn thức ăn đúng cách
Điều quan trọng nhất mà các bạn cần phải nhớ khi nuôi gà lôi đó là biết cách để có thể thiết kế chuồng trại đúng cách, đảm bảo không gian. Ngoài ra, còn phải biết cách để lựa chọn loại thức ăn đạt chuẩn, đảm bảo gà phát triển toàn diện.
Cách thức làm chuồng trại đúng chuẩn cho gà
Để bảo vệ sức khỏe của gà lôi một cách tối ưu, người nuôi cần biết cách xây dựng một chuồng trại phù hợp và tuân thủ các kỹ thuật quan trọng. Để thành công trong việc xây dựng chuồng trại, dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
Cách thức làm chuồng trại đúng chuẩn cho gà
- Lựa chọn khu vực cao ráo, đất thoáng và tránh xa những ao hồ để tránh việc ngập úng khi mưa to.
- Trồng thêm nhiều cây để có thể tạo thêm bóng mát, kết hợp trồng thêm cỏ ở khu vực xung quanh chuồng nuôi. Điều này sẽ giúp gà có không gian di chuyển, cung cấp thêm nguồn thức ăn tự nhiên như sâu bọ hay côn trùng.
- Chọn hướng chuồng thích hợp, tránh ánh nắng trực tiếp rọi thẳng vào, cũng như ngăn gió mạnh. Theo đó, hướng lý tưởng nhất là phía đông, khi đón nắng nhẹ vào buổi sáng.
- Xây dựng hệ thống thoát nước, chất thải của gà lôi một cách dễ dàng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, vi trùng gây bệnh.
- Xây dựng chuồng trên nền đất xi măng hoặc lát gạch để tạo điều kiện cho việc vệ sinh sạch sẽ.
- Đặt thêm một lớp rơm khô trong chuồng để giữ ấm cho gà khi mùa đông tới.
Cách chọn thực phẩm đúng cách theo ngày tuổi cho gà lôi
Khi nuôi giống gà này thì việc quản lý chế độ dinh dưỡng và cho ăn theo từng giai đoạn là hết sức quan trọng, để từ đó đảm bảo cho gà luôn phát triển một cách tối ưu nhất. Sau đây là hướng dẫn chi tiết về chế độ dinh dưỡng qua mỗi giai đoạn khác nhau, cụ thể:
Cách chọn thực phẩm đúng cách theo ngày tuổi cho gà lôi
- Gà từ 1 đến 2 ngày tuổi: Cần cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, xay mềm và nhỏ như bắp đã xay nhuyễn.
- Gà từ 3 ngày tuổi: Cần cho ăn thực phẩm hỗn hợp để có thể đảm bảo chứa ít nhất khoảng 22% protein.
- Tuần thứ 1: Cho gà lôi ăn từ 20 đến 30g trọng lượng thức ăn mỗi con hàng ngày.
- Tuần thứ 2: Tăng dần lượng thức ăn mỗi ngày từ 42 đến 50g cho mỗi con.
- Tuần thứ 3: Tiếp tục tăng lượng thức ăn mỗi ngày lên từ 60g đến 70g mỗi con gà.
- Tuần thứ 4 và sau đó: Tăng cao lượng thức ăn lên tới 80g đến 100g mỗi con mỗi ngày. Cho ăn khoảng 4 tới 5 lần để tránh không làm dư thừa thức ăn.
- Đối với 7 đến 8 tuần tuổi: Bổ sung khoảng 20% chất xơ và lượng thức ăn từ 2.800 đến 2.900 Calo/ kg bằng cách trộn nhiều hỗn hợp, có rau xanh.
- Từ 9 đến 28 tuần tuổi: Bổ sung protein từ 16 đến 18% và tăng khối lượng thức ăn từ 2.800 đến 3.000Kcal/kg cho gà lôi.
- Gà sinh sản: Tăng lượng thức ăn lên hơn 3000 Kcal/kg và bổ sung thêm chất đạm, khoáng sinh từ những thực phẩm như cá, tôm, và rau xanh.
Kinh nghiệm phòng bệnh cho gà lôi đúng cách
Để đảm bảo phòng bệnh hiệu quả cho các chú gà thì người nuôi nhất định phải thực hiện những điều sau đây để có thể tránh những điều không mong muốn, cụ thể:
Kinh nghiệm phòng bệnh cho gà lôi đúng cách
Cách vệ sinh chuồng trại đảm bảo an toàn cho gà lôi
Trong quá trình nuôi thì mọi người nhất thiết phải thực hiện việc vệ sinh thật đúng cách, nhằm đảm bảo sức khỏe cho gà như sau:
- Vệ sinh thường xuyên các máng đựng thức ăn, cung cấp nước sạch hàng ngày.
- Quét dọn chất thải và đổ thức ăn thừa để tránh gây ô nhiễm và virus phát triển.
- Tẩy rửa dụng cụ dùng trong chuồng nuôi gà lôi, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn.
- Khử mùi hôi trong chuồng gà để tránh việc lây bệnh thông qua đường hô hấp.
- Phun thuốc sát trùng định kỳ và phát quang bụi rậm, để loại bỏ côn trùng gây bệnh.
Kế hoạch tiêm vắc xin cho gà lôi theo từng giai đoạn
Nhằm đảm bảo cho gà luôn khỏe mạnh và phát triển tốt thì người nuôi cần lên kế hoạch tiêm phòng như sau:
- Từ 3 đến 5 ngày tuổi, hãy nhỏ mắt và mũi thường xuyên bằng vắc xin Newcastle chủng F cho gà.
- Từ 7 ngày tuổi thì tiêm loại vắc xin cho gà loại phòng chống bệnh đậu gà.
- Từ 8 đến 10 ngày tuổi thì tiêm loại Gumboro cho gà lôi.
- Giai đoạn 21 ngày tuổi, hãy nên phòng Newcastle chủng Lasota bằng việc trộn thuốc cho ăn trực tiếp.
- Từ 23 đến 25 ngày tuổi thì nên tiêm nhắc lại Gumboro và sau đó khoảng 45 ngày tuổi là vắc xin phòng bệnh tụ huyết.
Lời Kết
Như vậy, qua bài viết này của xem đá gà trực tiếp thì mọi người đã có những hiểu biết trong kinh nghiệm nuôi gà lôi sao cho chúng phát triển và đảm bảo an toàn. Hãy thực hiện theo các bước đã được chia sẻ, nhằm mang lại giá trị kinh tế cao nhất từ dòng gà này.